Khi TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang chuẩn bị bước vào trạng thái bình thường mới, các doanh nghiệp đã từng bước đề ra những kế hoạch khắc phục khó khăn và linh hoạt thích ứng. Tuy nhiên, làm thế nào để doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm 2021 vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Vì vậy hãy cùng AIONGate giúp các doanh nghiệp hiểu rõ những vấn đề cần đối mặt cùng hướng đi đúng, thích nghi tốt trong trạng thái bình thường mới.
1. Hiểu về Trạng thái Bình thường mới
“Trạng thái bình thường mới” liên quan đến sự thay đổi của các hoạt động, quan hệ xã hội và hành vi của con người sau đại dịch COVID-19. Theo TS Nguyễn Đình Cung – chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: “Trạng thái bình thường mới” là những điều khác với những cái cũ. Có thể là những điểm mà trước đây được cho là bất bình thường thì giờ sẽ trở nên bình thường.
Với tình hình mới, mọi người phải “sống chung với dịch”, “chống dịch như chống giặc”, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế như Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Có 4 điểm đặc trưng của Bình thường mới cần quan tâm đó là:
(1) Hoạt động kinh doanh gắn liền giữa hiệu quả và đảm bảo an toàn: Thay vì trước đây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mọi người thường nghĩ tới tính hiệu quả, tối ưu đầu tiên thì trong trạng thái mới, kinh doanh cần phải gắn với an toàn.
(2) Hiểu rõ dịch bệnh là vấn đề diễn ra trên quy mô toàn cầu với những tình huống bất thường khó đoán trước được. Do đó, cần xác định tâm thế vững vàng, rủi ro là như nhau, không được lơ là.
(3). Bình thường mới đòi hỏi mọi người, tổ chức và toàn bộ hệ thống xã hội phải thay đổi linh hoạt, thích ứng kịp thời: Những yếu tố đó kết hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nên cách thức tổ chức sản xuất thay đổi, cấu trúc sản xuất thay đổi, cách thức tiêu dùng, cách thức sống thay đổi, chuyển sang số hóa nhiều hơn, online nhiều hơn.
(4) Song song đối mặt với nhiều rủi ro xã hội như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu…
2. Doanh nghiệp phải thích ứng linh hoạt, tuân thủ thông điệp 5K theo quy định
Hiểu được bản chất của trạng thái bình thường mới ở trên, mỗi doanh nghiệp cần phải tuân thủ đúng quy định để vừa phát triển hiệu quả trong giai đoạn “nước rút”, vừa đảm bảo an toàn dưới nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh. Cụ thể, doanh nghiệp cần tự thân thay đổi mình để “vực dậy” sau đại dịch.
2.1 Doanh nghiệp tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y Tế
Vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong công tác phòng chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt an toàn. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện đúng quy định 5K của Bộ Y Tế nhằm ngăn ngừa và làm chậm việc lây lan COVID 19 tại nơi làm việc cũng như cộng đồng. Cụ thể:
– Khẩu trang: Mỗi nhân viên, cán bộ cần phải đảm bảo đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.
– Khử khuẩn: đảm bảo thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khi tới môi trường làm việc. Khử khuẩn, lau dọn phòng làm việc, nơi sản xuất sạch sẽ, thông thoáng.
– Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với mọi người xung quanh trong môi trường làm việc.
– Không tập trung đông người– Khai báo y tế: đảm bảo thực hiện truy cập vào hệ thống quản lý tờ khai y tế theo địa chỉ http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc quét mã QR bằng ứng dụng Zalo hoặc ứng dụng quét mã QR Code để khai báo y tế.
2.2 Linh hoạt mô hình kinh doanh, bắt nhịp sản xuất
Doanh nghiệp cần nỗ lực tìm mọi giải pháp để xây dựng phương án và duy trì được hoạt động sản xuất và kinh doanh. Phần lớn doanh nghiệp đang dần chuyển dần từ mô hình “3 tại chỗ” sang mô hình “3 xanh” (với nhà máy xanh, nhà trọ xanh và người lao động xanh) để thích ứng phù hợp với tình hình mới.
Bởi vì trên thực tế, khi hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới sau thời gian ảnh hưởng bởi Covid 19, hầu hết các doanh nghiệp đều chịu tác động bởi các vấn đề như: Chuỗi cung ứng hàng hóa, thị trường tiêu thụ, lực lượng lao động bị cắt giảm, chi phí phát sinh trong hoạt động phòng, chống dịch… Tuy nhiên, các tổ chức đều phải chấp hành chủ trương “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn bằng cách lựa chọn linh hoạt mô hình kinh doanh phù hợp cho mình”.
2.3 Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu
Trong trạng thái Bình thường mới đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cách thức tổ chức sản xuất làm sao để tối ưu nhất, tự động hóa và số hóa. Theo TS Nguyễn Đình Cung, có một thống kê chỉ ra trước khi COVID-19 bùng phát, chỉ có 20% doanh nghiệp để ý đến chuyển đổi số. Tuy nhiên, sau 6 tháng có đến hơn 70% doanh nghiệp quan tâm và trên 50% doanh nghiệp đang thực hiện. Có thể nói, họ đã dần nhận ra COVID-19 là thách thức cũng chính là cơ hội để thực hiện chuyển đổi số.
Trong điều kiện mới buộc doanh nghiệp phải năng động, linh hoạt, nhạy bén, vừa hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn. Nếu doanh nghiệp không thích ứng linh hoạt với thời đại thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường.
3. AIONGate – Giải pháp chuyển đổi số thông minh cho doanh nghiệp
Hiểu rõ được nhu cầu cấp thiết của trạng thái bình thường mới, AIONGate đóng góp sức mình cho doanh nghiệp có nền tảng vững vàng hơn trên hành trình thích ứng công nghệ số để không bị lùi lại phía sau.
AIONGate mang đến giải pháp công nghệ quản lý ra vào và nhân sự cho doanh nghiệp được phát triển độc quyền bởi AIONtech – thương hiệu tiên phong về AIoT (Artificial Intelligence of Things – trí tuệ nhân tạo vạn vật) tạo ra các giải pháp chuyển đổi số đột phá cho doanh nghiệp Việt Nam.
Công nghệ chuyển đổi số trong quản trị ra vào và chấm công của AIONGate sẽ cho phép doanh nghiệp kiểm soát mọi hoạt động ra vào, tình trạng nhận sự và phát hiện ngay lập tức các tình huống bất thường một cách chủ động. Đặc biệt, trong trạng thái bình thường mới, yếu tố an toàn trong kinh doanh được đặt lên hàng đầu thì giải pháp nhận diện khuôn mặt và kiểm soát nhiệt độ này sẽ là lựa chọn tối ưu hàng đầu.
Hãy click ngay để được Tư vấn miễn phí từ AIONGate!
Bình luận gần đây